Băng tải con lăn là một trong những phương pháp vận chuyển hàng hóa thường thấy, nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa dễ dàng, nâng cao năng suất làm việc cho người lao động trong nhiều điều kiện khác nhau. Hệ thống vận chuyển, bao gồm các con lăn được kết nối với nhau với sự vững chắc và có tính toán để nâng đỡ, vận chuyển hàng hóa trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại.
Băng tải con lăn là gì?
Nội dung chính
Băng tải con lăn được sử dụng để giảm bớt việc xử lý thủ công và lặp đi lặp lại, sử dụng để vận chuyển các mặt hàng nặng một cách dễ dàng, thường dùng trong di chuyển các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng, như các thùng carton, các loại hộp hay sản phẩm có dạng hình hộp … Băng tải loại này có thể sử dụng được cho các loại sản phẩm có trọng lượng từ nhẹ đến rất nặng. Và rất tiện lợi bởi có thể hoạt động rất tốt trong môi trường bụi bặm hoặc ngay cả môi trường có hóa chất ăn mòn.
Với công dụng và những đặc điểm như vậy, băng tải con lăn được sử dụng trong các môi trường công nghiệp và sản xuất, ở giai đoạn các sản phẩm, thành phần cần được vận chuyển qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Loại băng tải này nhìn chung có chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành quản lý, và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp cho việc thiết kế hệ thống vận tải.
Cấu tạo của băng tải con lăn
Cấu tạo không quá phức tạp, tuy nhiên, lại mang đến tính hiệu quả tốt. Một hệ thống hoàn thiện, đạt chuẩn sẽ bao gồm các bộ phận như sau:
– Con lăn: Đây là bộ phận chính của hệ thống băng tải con lăn, với tác dụng truyền động và là thành phần bắt buộc phải có trong hệ thống băng tải con lăn. Người ta có thể sử dụng con lăn với các kích thước đường kính và số lượng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào thuộc tính của loại hàng hóa cần vận chuyển. Hiện nay, các vật liệu thường được sử dụng để chế tạo con lăn cũng khá phổ biến và đa dạng, có thể kể đến một số loại chất liệu hay dùng làm con lăn như: inox, thép, nhôm, nhựa, cao su,…
– Khung băng tải: Đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ các con lăn trong quá trình vận hành chính là khung băng tải. Thông thường, bộ phận khung băng tải này sẽ được chế tạo từ thép hoặc inox không gỉ. Thiết kế khung băng tải được chú trọng để có thể dễ dàng tháo lắp hoặc di chuyển.
– Chân trụ: Băng tải con lăn có thể có chân trụ khác nhau. Tùy theo từng mục đích sử dụng cụ thể mà người ta có thể sử dụng loại chân trụ cố định hoặc chân trụ di động. Trong một số trường hợp đặc biệt, chân trụ còn được thiết kế để có thể tháo lắp, xếp gọn và nâng hạ theo yêu cầu.
Đặc điểm kỹ thuật của băng tải con lăn
Đặc điểm kỹ thuật là điều quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn. Để đảm bảo hoạt động tốt, hệ thống băng tải con lăn cần đảm bảo các đặc điểm kỹ thuật như sau:
– Chiều dài được thiết kế giới hạn trong khoảng từ 1.000 – 20.000 (mm) tùy theo quãng đường vận chuyển sản phẩm thực tế hoặc yêu cầu từ khách hàng.
– Chiều cao được giới hạn trong khoảng từ 400 – 1.200 (mm) để phù hợp để người lao động có thể dễ dàng và thoải mái khi thao tác làm việc.
– Chiều rộng thường sẽ tùy thuộc vào kích thước của hàng hóa cần vận chuyển. Thông thường, chiều rộng băng tải con lăn thường trong khoảng 190 – 2.500 (mm)
– Đường kính của con lăn: thiết kế trong khoảng giới hạn 34 – 219 (mm)
– Độ dày con lăn: thường trong khoảng giới hạn 1.5 – 10 (mm)
– Khoảng cách giữa 2 con lăn: thông thường sẽ có khoảng cách trong các mức 80, 120, 150 hoặc 180 (đơn vị: mm). Khoảng cách này sẽ tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng thực tế của sản phẩm để người ta có thể chọn loại con lăn phù hợp.
– Khung cần được làm từ thép sơn tĩnh điện hoặc inox để đảm bảo độ bền cao, độ chắc chắn và có tính chống rỉ sét, ăn mòn.
Ưu – nhược điểm của băng tải con lăn
Dù tiện lợi, nhưng thông thường, băng tải con lăn cũng có những nhược điểm như: khối lượng vận tải hàng hoá không quá lớn, tính thẩm mỹ không cao, thường kén chọn hàng vận chuyển khi xét đến dạng khối, dạng đóng thùng, và độ bền của băng tải cũng không quá cao so với các loại băng tải khác.
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật, thậm chí là có phần riêng biệt của băng tải con lăn so với các loại hình vận chuyển khác.
Tại cơ khí Trường Nhân, băng tải con lăn luôn đảm bảo chất lượng, độ bền cao và mang lại giá trị sử dụng lâu dài:
– Thiết kế đơn giản, dễ nắm bắt.
– Giá thành không cao, chi phí hợp lý so với các loại băng chuyền tải khác
– Hệ số ma sát thấp
– Độ bền tốt: không thấm nước và bụi bặm
– Luôn đảm bảo khung băng tải được gia công với độ chính xác cao, luôn đảm bảo các roller hoạt động êm ái với độ rung và tiếng ồn thấp.
– Khả năng chịu lực tốt, đảm bảo được tuổi thọ lâu dài, hoạt động ổn định và chất lượng tốt.
– Chi phí đầu tư cho sản phẩm hấp dẫn, giá thành phù hợp, trong hoạt động kinh doanh dễ sớm thu hồi vốn
– Kết hợp cơ động với nhiều dây chuyền sản xuất khác một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Những lưu ý khi sử dụng băng tải con lăn
Băng tải con lăn là một trong những hình thức vận chuyển hàng hoá trong công nghiệp, nông nghiệp rất thông dụng và thường có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, cũng nên chú ý để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng. Để tránh những rủi ro, tai nạn không đáng có trong khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ những vấn đề sau:
– Không trèo, ngồi, nằm, đứng, đi bộ hay leo lên băng tải, kể cả khi băng tải có đang hoạt động hay đang trong trạng thái nghỉ.
– Nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống băng tải. Việc này là cần thiết để giúp hoạt động trơn tru, không xảy ra các sự cố trong quá trình lao động.
– Nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, am hiểu hệ thống, có trình độ chuyên môn để vệ sinh, kiểm tra, bảo hành hệ thống máy móc đảm bảo sự hoạt động tốt của băng tải con lăn.
– Cần thường xuyên kiểm tra giám sát và kịp thời phát hiện sự cố, giải quyết chuyên nghiệp nếu có sự cố trong quá trình vận hành băng tải.
– Thực hiện đúng các thông số của băng tải con lăn, không để băng tải vận chuyển quá trọng lượng cũng như kích thước hàng đã quy định.
– Khi băng tải hoạt động không ngừng nghỉ, liên tục trong 12h, bạn nên cho băng tải nghỉ tối thiểu tầm từ 10 đến 15 phút để giảm lượng nhiệt thoát ra trong quá trình vận hành và đảm bảo chất lượng băng tải tốt hơn.
2 lưu ý quan trọng trước khi sử dụng và bảo đảm định kỳ:
– Kiểm tra kỹ càng quá trình lắp ráp hệ thống băng tải con lăn
Để hệ thống băng tải con lăn hoạt động trơn tru, việc kiểm tra và cẩn thận trong từng thao tác ở khâu lắp ráp hệ thống là điều vô cùng quan trọng. Với công việc này, bạn nên yêu cầu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn nhất định để lắp ráp hệ thống này đảm bảo được đúng kỹ thuật và vận hành hoàn hảo.
Bạn cần tuân thủ các quy định khi đang sử dụng băng tải như đã nói phía trên, luôn kiểm tra kỹ càng hệ thống trước khi vận hành. Bên cạnh đó, hãy nhớ, trong quá trình vận hành, khi băng tải đang hoạt động thì tuyệt đối không được chạm vào mặt băng tải để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
– Kiểm tra định kì
Việc kiểm tra định kỳ đã được nói phía trên đây. Bạn cần một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn tốt để định kỳ làm công tác vệ sinh băng tải cũng như kiểm tra lại hệ thống máy móc của băng tải xem có đang động tốt không, có gì cần lưu ý, sửa chữa không. Công việc này cần được thực hiện định kỳ để luôn đảm bảo độ an toàn tối đa trong quá trình sử dụng cũng như để hệ thống làm việc của bạn luôn vận hành tốt nhất.
Nếu bạn đang có ý định mua băng tải, hãy nhớ rằng, nên đến những địa chỉ, cơ sở, nhà phân phối uy tín, chính hãng hoặc đến tận nhà sản xuất để mua. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng được băng tải tốt, bảo hành đúng chương trình của nhà sản xuất. Bạn không nên mua ở những địa chỉ không có uy tín, đồng thời, nếu mua lại hệ thống cũ, hãy kiểm chứng cụ thể để đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ sử dụng của sản phẩm hợp lý.
Để tham khảo chất lượng băng tải, cần hiểu hơn về thông số cũng như tính thích hợp của băng tải con lăn cũng như hình thái, đặc điểm vật lý phù hợp của băng tải phù hợp với công việc của bạn, hãy liên hệ 0909.649.768 hoặc Địa chỉ Cơ Khí Trường Nhân để được Cơ khí Trường Nhân tư vấn cụ thể.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.